Sân thượng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết nắng, mưa nên thường gây ra hiện tượng thấm dột, tác động xấu đến công trình, mất tính thẩm mỹ và nhất là không đảm bảo được an toàn cho gia chủ. Cách chống thấm sân thượng sao cho hiệu quả hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cách nhận biết sân thượng bị thấm dột
– Bề mặt sân thượng xuất hiện những vết chân chim, vết nứt rộng ra theo thời gian.
– Sân thượng không còn bằng phẳng như lúc mới xây dựng mà bị nghiêng lún, gạch bị vỡ hoặc trơ trọi không còn lớp xi măng bám dính.
Cách nhận biết sân thượng bị thấm dột
– Mặt bê tông trên sân thượng không bằng phẳng, khi trời mưa thì xuất hiện sủi bong bóng.
– Phía dưới sân thượng xuất hiện vết nứt, các đường nước chảy; rêu mốc mọc trên bề mặt sân thượng gây ra mùi ẩm mốc;…
Về nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm dột có thể do tác động của thời tiết, quá trình thi công không đảm bảo, cách chống thấm sân thượng chưa đúng hoặc công trình xuống cấp theo thời gian,…
Cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất hiện nay
Trước khi thực hiện việc chống thấm cho sân thượng, cần phải dọn dẹp sân thượng để dung dịch chống thấm thẩm thấu được tốt hơn. Nếu sân thượng đang thi công thì cần làm sạch lớp hồ vữa và xi măng cho bề mặt bê tông được trơn. Có thể dùng chổi hoặc máy hút bụi công nghiệp vệ sinh các tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt trước khi thực hiện việc chống thấm.
Chống thấm cho sân thượng
Nếu sân thượng đã được thi công từ lâu, đã chống thấm bằng cách lát gạch thì cần khoan đục nền phía trên để trơ ra lớp xi măng và là vệ sinh bề mặt. Nếu có xuất hiện các khe nứt thì cần xử lý trước khi chống thấm. Có thể dùng các biện pháp như chất chống thấm co giãn BS: 8620 CT- intoc để xử lý.
Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch
Việc lát gạch sân thượng giúp nâng cao tính thẩm mỹ, chống nóng giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ. Nhưng nó có nhược điểm là khả năng chống thấm kém. Quy trình chống thấm sân thượng cũ:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, lớp bề mặt mà được làm sạch kỹ lưỡng thì hiệu quả chống thấm sẽ cao hơn.
Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch
Dùng máy mài chuyên dụng mài bề mặt khoảng 1 – 2 mm, sau đó dùng máy hút bụi hoặc máy quét để làm sạch bề mặt (không nên dùng nước để làm sạch bề mặt). Cần trám trét những vị trí bị rỗng, rỗ, nứt và bong tróc bằng vữa chuyên dụng. Trước khi sử dụng phương pháp chống thấm cần kiểm tra độ ẩm của bề mặt xem đã đảm bảo với phương pháp đã lựa chọn không.
Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng đã lát gạch
Sử dụng dung dịch thẩm thấu gốc silicate, gốc bitum hoặc sơn chống thấm đây là phương pháp hiệu quả nhất cho sân thượng lát gạch với giá thành hợp lý, việc thi công dễ dàng, không cần bóc gạch lênh, với hiệu quả chống thấm cao.
Chống thấm sân thượng đã lát gạch
Nhưng khi sử dụng sơn chống thấm cho sân thượng lát gạch cần lưu ý: pha chế và thi công sơn đúng như chỉ dẫn trên bao bì. Nên thi công khi thời tiết râm mát, tránh khi trời gió, nắng nóng hoặc nhiệt độ quá cao. Cần thi công tối thiểu 2 lớp sơn chống thấm, ở điều kiện đặc biệt có thể thi công nhiều hơn 3 lớp.
Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu
Cần phải ngâm thử nước để kiểm tra xem hiệu quả chống thấm. Nếu chưa đạt yêu cầu có thể khắc phục ngay, trành tình trạng khi đưa vào sử dụng mới phát hiện công trình vẫn đang thấm dột gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho việc sửa chữa.
Ngâm thử nước và nghiệm thu
Ngâm thử nước sau khi thi công 24h, nước được bơm trực tiếp vào sân thượng và được ngâm trong thời gian khoảng 24h để kiểm tra khả năng chông thấm. Khi đạt yêu cầu thì mới tiến hành nghiệm thu công trình và lắp đặt thiết bị khác trên sân thượng nếu có.
Cách chống thấm sân thượng bị nứt
Sân thượng bị nứt, thấm dột có sử dụng các loại vật liệu chống thấm như sơn chống thấm hoặc nhựa đường…
Chống thấm sân thượng bị nứt bằng sơn: Quét sơn chống thấm là một phương pháp đơn giản, dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao. Bạn cần làm sạch bụi bẩn, vết dơ trên bề mặt sân thượng.
Sân thượng cần làm sạch sẽ trước khi tiến hành quét sơn lên, để lớp sơn có thể phát huy hết khả năng chống thấm. Bạn cần quét sơn 3 lần để chống thấm sân thượng và mỗi lần quét cách nhau từ 2 – 4h.
Chống thấm sân thượng bị nứt bằng keo chuyên dụng
Chống thấm sân thượng bị nứt bằng keo chuyên dụng: keo chuyên dụng phổ biến nhất là TX – 911 có cấu tạo từ PU và Bitum. Dùng keo bơn trực tiếp vào vết nứt, sau đó sử dụng vật liệu chống thấm toàn diện. Keo chống thẩm có khả năng đàn hồi cao, khi thời tiết nóng, lạnh chúng có thể giãn nở thích hợp, để trám bít vết nứt trong thời gian dài.
Vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay
Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy:
Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy: dùng máy chà nhám làm sạch bề mặt sàn cần chống thấm trước khi thi công bằng sơn Epoxy. Cần bả 2 lớp chống thấm (keo Epoxy kết hợp với chất chống thấm Epoxy) các lớp cách nhau khoảng 6h. Cần sơn lót sau 24h khi lớp bả khô, rồi mới quét sơn lót. Sơn lót dùng loại sơn dung môi hoặc sơn không dung môi, sơn phủ 2 lớp.
Chống thấm sân thượng bằng xi măng:
Chống thấm sân thượng bằng xi măng: đây là phương pháp có từ rất lâu có thể tự làm bằng công cụ có sẵn. Vật liệu giá rẻ, dễ kiếm và kỹ thuật thi công đơn giản nhưng hiệu quả sử dụng cao.
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường:
Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường: vật liệu được nung nóng chảy với khả năng kết dính cực tốt và thẩm thấu. Nhựa đường tạo được một lớp màng dày để ngăn thấm nước.
Chống thấm sân thượng bằng hóa chất:
Chống thấm sân thượng bằng hóa chất: sử dụng hóa chất Water seal DPC, cùng vữa chống thấm có thành phần Sika Topseal 107 đây là phương pháp thi công hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Chống thấm sân thượng bằng Sika
Chống thấm sân thượng bằng Sika: đây là một sản phẩm chống thấm công nghiệp nổi tiếng, Sika latex, Sikaproof membrane là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn mái bê tông.
Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm bitum:
Chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm bitum: với thành phần của mình có gia cố thêm các lớp sợi, lưới,… giúp tăng cường tính dẻo, dai, đàn hồi, chịu nhiệt độ cũng như va đập cơ học của màng chống thấm bitum
NLĐO – Địa ốc – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm
Trả lời