Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Ảnh minh họa
Mới đây, ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015 về hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Đáng chú ý trong dự thảo sửa đổi lần này Ngân hàng nhà nước đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới.
Thứ nhất, sửa đổi về hạn mức cho vay, cụ thể đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Quy định hiện hành chỉ cho phép vay tối đa không quá 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, về lãi suất cho vay ưu đãi dự thảo cũng quy định không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ. Lãi suất này sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ.
Thứ ba, Thông tư 25 hiện hành đang được áp dụng cho bốn đối tượng được vay vốn ưu đãi ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, đó là:
– Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
– Đối tượng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở (Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp…)
– Các tổ chức tín dụng được chỉ định triển khai cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
– Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng được chỉ định.
Nay, trong dự thảo đã đề xuất không vào thông tư đối tượng vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Lý do là các đối tượng này đã được quy định trong Luật Nhà ở.
NLĐO – Địa ốc – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm
Trả lời