Giếng trời được coi là giải pháp cứu cánh cho tình trạng nhà phố thiếu sáng và bức bí tại các đô thị lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời cần chú ý một số điều quan trọng.
Cùng với tốc độ đô thị hóa, tình trạng nhà phố thiếu sáng và bức bí ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, giếng trời được coi là giải pháp cứu cánh, giúp không gian sống sáng và thoáng hơn. Về phong thủy, giếng trời còn được coi là yếu tố mang đến tài lộc và sinh khí cho gia chủ.
Theo các kiến trúc sư, giếng trời là một khoảng không gian có phương thẳng đứng. Được thông từ tầng trệt cho tới mái nhà hoặc các tòa nhà nhà cao tầng.
Bên cạnh đó, giếng trời còn có công dụng tạo ra không gian thoáng đãng, giúp khắc phục được tình trạng chật hẹp của ngôi nhà. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm diện tích nhà ở, gia chủ có thể đặt giếng trời ở bên cạnh cầu thang hoặc kết hợp ô trống ở giữa.
Bởi cầu thang thường được bố trí ở khu vực trung tâm ngôi nhà, các không gian chức năng sẽ xoay xung quanh. Nhờ đó, không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa đều ra khắp không gian nhà ở.
Nếu muốn tiết kiệm diện tích nhà ở, gia chủ có thể đặt giếng trời ở bên cạnh cầu thang.
Ngoài ra, giếng trời còn có thể ở trong phòng khách, trong nhà bếp, phòng ăn, trong nhà tắm, trong phòng ngủ. Bởi lẽ, nếu xét về tổng thể của cả ngôi nhà thì sẽ có 3 vị trí của giếng trời như trong nhà, bên hông nhà hoặc sau nhà. Vì vậy gia chủ có thể tùy chọn từng vị trí theo mong muốn của bản thân sao cho phù hợp và yêu thích nhất.
Đối với hướng đặt giếng trời, gia chủ nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam, vì đây là những hướng đón nhận không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong ngôi nhà. Trong khi đó, đa phần các chuyên gia phong thủy khuyên rằng gia chủ không nên đặt giếng trời ở hướng Bắc.
Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam, vì đây là những hướng đón nhận không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong ngôi nhà.
Theo KTS, thông thường giếng trời thường gồm 3 phần là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Về kích thước, nên thiết kế giếng rộng từ 4 đến 6m2, giếng trời nên chiếm tỷ lệ 10% diện tích nhà ở.
Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng polycarbonate, kính, bạt, tôn,…
Để trang trí khu vực giếng trời, gia chủ cần phải xác định được 3 nơi chính là đáy giếng, diện tường và đỉnh giếng. Sau đó tùy thuộc vào sở thích và phong cách thẩm mỹ của mỗi gia đình để chọn phong cách trang trí cụ thể.
Trong đó, phần đỉnh giếng có thể làm bằng khung hoa sắt và mái, tường có thể ốp đá tự nhiên, còn đáy giếng có thể thiết kế hòn non bộ hoặc tiểu cảnh cây xanh để tạo điểm nhấn.
Về nguyên tắc thiết giếng trời, để tiêu âm, gia chủ nên thiết kế mảng nhám, sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai,… và không nên làm mái che quá mỏng, cũng như để hở khe rộng.
Không nên treo vật trang trí hoặc đèn chùm quá nặng dưới giếng trời, vì việc này sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà.
Khi làm giếng trời, nên tập trung thiết kế hệ thống thoát nước sàn thật tốt, cũng như thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng đèn trang trí và cây cảnh ở trên diện tường.
NLĐO – Địa ốc – RSS Feed
Nguồn: Sưu Tầm
Trả lời