• TRANG CHỦ
  • TIN TỨC GIẢI TRÍ
  • TIN TỨC MỚI NHẤT
  • TIN TỨC NHÀ ĐẤT
  • DIỄN ĐÀN

BẤT ĐỘNG SẢN

You are here: Home / TIN TỨC MỚI NHẤT / Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ

Tháng Hai 1, 2015

Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ

  • Lách luật, né thuế trong chuyển nhượng bất động sản
  • Choáng vì bất động sản “khủng” của Song Hye Kyo
  • Anh: Nếu không đủ tiền mua nhà, có thể mua một hòn đảo
  • Hạ lãi suất sẽ khiến nội tệ suy yếu, nhưng khi toàn cầu đang khát tăng trưởng, không quốc gia nào muốn chịu thiệt trong thương mại do tiền tệ của mình mạnh lên.

    CNBC nhận định cuộc chiến tiền tệ đang vượt ngoài tầm kiểm soát khi đầu tuần này, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore bất ngờ tuyên bố thay đổi chính sách, nhằm kiềm chế sự tăng giá của nội tệ. Ngân hàng trung ương New Zealand cũng tuyên bố giữ nguyên chính sách, nhưng kỳ vọng nội tệ “giảm giá đáng kể” và cho rằng tỷ giá hiện nay là phi lý trong điều kiện kinh tế hiện tại. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hungary cũng đưa ra một thông báo ám chỉ sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa.

    Hồi đầu tháng, cả Đan Mạch, Ấn Độ, Canada và Thụy Sĩ cũng đã có động thái tương tự. Bên cạnh đó, dù đã được dự đoán từ trước, gói kích thích trị giá hàng nghìn tỷ euro của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn khiến thị trường ngạc nhiên.

    tien-2356-1422722769.jpg

    Rất nhiều ngân hàng trung ương đã gia nhập cuộc đua nới lỏng tiền tệ. Ảnh: AFP

    “Xu hướng gây bất ngờ của các ngân hàng trung ương sẽ còn tiếp tục, khiến thị trường thêm bất ổn và khó hình dung lập trường chính sách trên toàn cầu. Dù vậy, môi trường hay biến động lại rất có lợi cho đôla Mỹ”, Camilla Sutton – chiến lược gia ngoại hối tại Scotiabank nhận xét.

    Từ đầu năm, USD đã tăng gần 7% so với euro, hơn 7% so với đôla Canada và 6% với đôla New Zealand. Còn trong 12 tháng qua, tiền tệ này đã mạnh hơn 20% so với đồng tiền của Thụy Điển và Na Uy, 17% so với euro và 13% so với yen Nhật.

    Nhưng đến nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn chưa có động thái can thiệp. Và trái ngược với các ngân hàng trung ương khác, cơ quan này không muốn giảm giá nội tệ. Trong phiên họp chính sách tuần này, FED còn đưa “diễn biến thế giới” vào danh sách yếu tố cần xem xét khi quyết định nâng lãi suất. Sau tuyên bố trên, đồng USD lại tiếp tục mạnh lên so với các tiền tệ khác.

    Câu hỏi đặt ra bây giờ là ngân hàng nào sẽ là cái tên tiếp theo thực hiện nới lỏng? Đôla Australia đang yếu đi do giá dầu và quặng sắt giảm. Giới phân tích cho rằng Ngân hàng trung ương Australia có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong phiên họp chính sách vào thứ Ba tuần tới, hưởng ứng hành động của các cơ quan khác, đồng thời hạ dự báo lạm phát. Những việc này sẽ càng khiến đồng tiền này đi xuống.

    Các chiến lược gia tại Credit Suisse cũng dự đoán Ngân hàng trung ương Nam Phi giữ nguyên lãi suất, nhưng rủi ro cắt giảm vẫn còn. Ngân hàng trung ương Mexico cũng được nhận định tương tự. Nhưng giá dầu giảm, quyết định giảm lãi bất ngờ của Canada và chỉ số giá tiêu dùng đi xuống tuần trước vẫn khiến Credit Suisse nghiêng về khả năng đồng peso Mexico yếu đi.

    Nói cách khác, việc cắt giảm đang lan truyền rất mạnh. Hạ lãi suất sẽ khiến nội tệ suy yếu, nhưng trong tình hình cả thế giới khát tăng trưởng, không quốc gia nào muốn chịu thiệt trong thương mại do tiền tệ của mình mạnh lên

    “Chúng tôi nghĩ Hàn Quốc sẽ sớm quay lại chính sách nới lỏng để theo xu hướng toàn cầu”, Marc Chandler – chiến lược gia tiền tệ tại Brown Brothers Harriman cho biết. Ngân hàng Hàn Quốc sẽ họp chính sách ngày 17/2.

    Thị trường cũng đang chờ đợi quyết định của Ngân hàng trung ương Ba Lan thứ Tư tuần sau. “Các ngân hàng trung ương đang tiến gần tới cắt giảm lãi suất. Tình trạng giảm phát đang ngày càng trầm trọng”, Chandler nhận định. Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) cũng được dự đoán sẽ tham gia vào xu hướng này ngay trong năm nay.

    Hương Giang

    Kinh doanh – VnExpress RSS


    Bài viết mới nhất:

  • Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình
  • Vũng Tàu Dân 10 năm đòi bồi thường 5,4ha đất Thủ tướng 5 lần chỉ đạo
  • Yêu cầu ngưng thi công trên khu đất mọc dự án “ma” Hồ Tràm Riverside
  • Phần mềm Fraps, ứng dụng chụp ảnh và quay video màn hình
  • Phần mềm VLC Skin Editor
  • Tải phần mềm FPLUS, Đăng tin quảng cáo Facebook
  • Mẫu nhà mái Thái chỉ từ 700 triệu đẹp miễn chê xu hướng 2020
  • Cần Thơ có 250 căn hộ nhà ở xã hội được “bán nhà trên giấy”

  • Cập Nhật: Tháng Hai 1, 2015 at 4:06 sáng | 1.279 views

    Article by batdongsan / TIN TỨC MỚI NHẤT / “đẳng, bụng, chiến, nợ, tệ, Tiên, Tranh Leave a Comment

    Trả lời Hủy

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    site stats

    NHẬN QUÀ MIỄN PHÍ

    Điền Email của bạn để nhận thông tin Khuyến Mại thú vị nhất từ Website của chúng tôi

    Cám ơn bạn đã Đăng Ký

    Something went wrong.

    Chúng tôi tôn trọng quyền riêng tư của bạn và bảo vệ nó một cách nghiêm túc

    BÀI VIẾT MỚI

    Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình

    Vũng Tàu Dân 10 năm đòi bồi thường 5,4ha đất Thủ tướng 5 lần chỉ đạo

    Yêu cầu ngưng thi công trên khu đất mọc dự án “ma” Hồ Tràm Riverside

    Phần mềm Fraps, ứng dụng chụp ảnh và quay video màn hình

    Phần mềm VLC Skin Editor

    BTCClicks.com Banner



    Tu dong dao bitcoin

    • Giới thiệu

    © Copyright 2021 · All Rights Reserved · Website Design By: www.truongcongthang.com